Hầu hết phụ huynh Việt Nam không biết tiếng Anh và đôi khi có biết thì nói cúng không chuẩn tiếng Anh. Do đó để đồng hành cùng con học tiếng Anh vẫn là một bài toán khó đối với nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết hôm nay, English Amom sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra lời giải cho vấn đề này và giúp con có thể học tốt hơn trong việc học tiếng Anh.
Mẹo nhỏ giúp bố mẹ không biết tiếng Anh vẫn có thể đồng hành cùng con
Với các bậc phụ huynh không hề biết về tiếng Anh cũng có thể đồng hành tốt cùng con của mình.
Đặt mục tiêu rõ ràng cho con bạn học tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là công cụ giao tiếp phổ biến nhất trên toàn thế giới và mở ra rất nhiều cơ hội cho trẻ em. Cần thiết là vậy nhưng có bao giờ các bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi mục đích thực sự của việc cho con học tiếng Anh từ nhỏ là gì? Cho con đi du học sau này, hướng con đến những công việc liên quan đến ngoại ngữ hay đơn giản là học cùng bạn bè, để khỏa lấp nỗi bất an của cha mẹ khi mọi đứa trẻ xung quanh đều biết tiếng Anh.
Trước khi bắt đầu đồng hành cùng con học tiếng Anh, các bậc phụ huynh chưa giỏi tiếng Anh cần xác định rõ phương hướng cho con học tiếng Anh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như sự phối hợp giữa cha mẹ và con cái trong quá trình học tập. Việc xác định rõ ràng đích đến sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn nhất cho con em mình.
Tạo môi trường để bé tiếp xúc với tiếng Anh liên tục
Đây là quy tắc quan trọng nhất khi cha mẹ không giỏi tiếng Anh muốn đồng hành cùng con. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, với sự phát triển bình thường, trẻ 3 tuổi ở quốc gia nào cũng có thể nói được ngôn ngữ của quốc gia đó. Tại sao vậy? Bởi vì đứa trẻ đã nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi lại trong não bộ cách sử dụng chúng.
Ngôn ngữ trong giai đoạn trẻ tiếp thu từ 0 đến 3 tuổi sẽ đi vào tiềm thức, trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên và có thể bật ra theo bản năng. Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng con mình phải giỏi tiếng Việt thì mới học thêm tiếng Anh.
Trẻ hoàn toàn có thể tiếp nhận hai ngôn ngữ và nói song ngữ ngay từ nhỏ nếu cha mẹ biết cách tạo môi trường giao tiếp cho con bằng cách tăng cường tiếp thu đầu vào (nghe tiếng Anh chuẩn).
Cố gắng làm cho con bạn hào hứng trước khi bắt đầu học tiếng Anh
Động lực và sự hứng thú chính là “gia vị” cần thiết để bé sẵn sàng đến trường với tâm thế vui vẻ, đảm bảo việc tiếp thu bài tốt nhất. Cha mẹ có thể tạo hứng thú học tiếng Anh cho con bằng những phần thưởng nho nhỏ như chọn mua cho con những món đồ chơi hay đọc truyện con yêu thích, những buổi đi chơi cuối tuần… Hay đơn giản là những điều thú vị mà con sẽ nhận được sau này.
Hãy để con bạn học theo sở thích của chúng
Nếu hôm nay con bạn thích học về màu sắc, đừng ép con học về các đồ vật trong nhà. Sự ép buộc sẽ khiến trẻ cảm thấy không vui, dễ khiến trẻ chống đối và không tiếp thu được gì trong quá trình học.
Trong trường hợp con thích học đi học lại cùng một chủ đề, cha mẹ có thể khéo léo gợi ý thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác mà chắc chắn trẻ sẽ thích thú khi học.
Mỗi ngày chỉ nên học khoảng 15 phút - 30 phút
Ở lứa tuổi nhỏ khi mới bắt đầu học tiếng Anh, các bé thường học theo cảm tính, cảm thấy thích thú và hào hứng khi học. Vì vậy, việc chú ý đến thời lượng của bài học cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi đồng hành cùng con học bài mỗi ngày. Hoặc cha mẹ có thể sử dụng phương pháp Glenn Doman để tạo ra nhưng thẻ chữ tiếng Anh cho con và cùng bé học mỗi ngày. Với những thẻ chữ này thì ba mẹ chỉ cần 5 đến 7 thẻ và tráo thẻ mỗi ngày sẽ giúp con học từ vựng tiếng Anh dễ dàng.
Hãy dừng buổi học trước khi trẻ cảm thấy nhàm chán để tạo cảm giác mong đợi và hứng thú cho buổi học tiếp theo của trẻ. Hy vọng một số thông tin chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh chưa biết tiếng Anh gỡ rối và tự tin đồng hành cùng con học tiếng Anh.